TCVN 3114:2022 – Phương pháp xác định độ mài mòn bê tông

By | October 7, 2024

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3114:2022
BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀI MÒN
Hardened concrete – Test method for abrasion

Lời nói đầu
TCVN 3114:2022 thay thế TCVN 3114:1993.
TCVN 3114:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo GOST 13087-2018, Concretes – Methods of abrasion test.
TCVN 3114:2022 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀI MÒN
Hardened concrete – Test method for abrasion

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ mài mòn của bê tông.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại bê tông chịu mài mòn bề mặt do người hoặc phương tiện thường xuyên đi lại gây ra (bê tông đường, sàn, cầu thang,…).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3105:2022, Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3118:2022, Bê tông – Phương pháp xác định cường độ chịu nén.
TCVN 12252:2020, Bê tông – Phương pháp xác định cường độ bê tông trên mẫu lấy từ kết cấu.
ISO 8486-1, Bonded abrasives – Determination and designation of grain size distribution – Part 1: Macrogrits F4 to F220 (Vật liệu mài mòn – Xác định và ký hiệu của phân bố cỡ hạt – Phần 1: Cỡ hạt từ F4 đến F220).
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Độ mài mòn (abrasion)
Khả năng vật liệu bị suy giảm khối lượng dưới tác động mài mòn.
3.2 Vật liệu mài (abrasive material)
Vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng mài mòn vật liệu khác nhờ ma sát.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Máy mài đĩa kiểu LKI-2, LKI-3 (Hình 1) hoặc Bohme (Hình 2) có trang bị đĩa mài mòn quay theo mặt phẳng ngang. Đĩa mài mòn được làm bằng gang xám, có độ cứng Brinell bằng 180 – 220, chiều dày của đĩa không nhỏ hơn 10 mm và có thể tháo lắp được. Tốc độ quay của đĩa dưới tải trọng là (30 ± 1) r/min. Đĩa mài được gắn với bộ đếm vòng quay có thể ngừng máy sau mỗi 30 m đường mài. Phần mài của đĩa là một vành tròn rộng khoảng 200 mm. Chỉ được phép sử dụng đĩa mài khi trên mặt mài không có các vết lõm sâu quá 0,5 mm và rộng quá 5 mm.
Khung chứa mẫu được đặt sát trên đĩa mài (máy mài Bohme và LKI-2 sử dụng một khung, máy mài LKI-3 sử dụng hai khung). Khung chứa mẫu là cơ cấu cho phép đặt mẫu tự do theo phương thẳng đứng và gia tải mẫu theo phương thẳng đứng bằng một hoặc hai đòn bẩy tương ứng.
4.2 Cân kỹ thuật có khả năng cân phù hợp với độ chính xác không lớn hơn 0,1 g.
4.3 Thước kẹp kỹ thuật có độ dài phù hợp và có độ chính xác không lớn hơn 0,1 mm.
4.4 Vật liệu mài phù hợp để mài mòn mẫu. Sử dụng bột alumina nung chảy, cỡ hạt F80 theo ISO 8486-1 (Phụ lục A) làm vật liệu mài.
Theo thỏa thuận giữa các bên, cho phép sử dụng các vật liệu mài khác (ví dụ cát mài theo Phụ lục B). Khi đó trong báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ tên vật liệu mài. Xác định hệ số chuyển đổi giữa các vật liệu mài theo Phụ lục C.

>> Tải toàn bộ TCVN 3114:2022 – “Bê tông – Phương pháp xác định độ mài mòn” tại đây.