Căn cứ vào TCVN 5574-2018: Thiết kế cấu bê tông và bê tông cốt thép
Lớp bê tông bảo vệ là gì?
Lớp bê tông bảo vệ là lớp bê tông có chiều dày tính từ biên (mép) cấu kiện đến bề mặt gần nhất của thanh cốt thép.
Tác dụng của lớp bê tông bảo vệ?
Lớp bê tông bảo vệ cốt thép có tác dụng đảm bảo:
- Sự làm việc đồng thời của cốt thép với bê tông;
- Sự neo cốt thép trong bê tông và khả năng bố trí các mối nối của các chi tiết cốt thép;
- Tính toàn vẹn của cốt thép dưới các tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có môi trường xâm thực);
- Khả năng chịu lửa của kết cấu.
Quy định chiều dày lớp bê tông bảo vệ kết cấu bê tông cốt thép?
Đối với cấu kiện bê tông cốt thép không ứng suất trước quy định chiều dày lớp bê tông bảo vệ như sau:
- Giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ của cốt thép chịu lực (kể cả cốt thép nằm ở mép trong của các cấu kiện rỗng tiết diện vành khuyên hoặc tiết diện hộp) lấy theo Bảng 19.
- Đối với các cấu kiện lắp ghép thì giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chịu lực nêu trong Bảng 19 được lấy giảm bớt 5 mm.
- Đối với cốt thép cấu tạo thì giá trị tối thiểu của chiều dày lớp bê tông bảo vệ được lấy giảm bớt 5 mm so với giá trị yêu cầu đối với cốt thép chịu lực.
- Trong mọi trường hợp, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng cần được lấy không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép và không nhỏ hơn 10 mm.
- Trong các kết cấu một lớp làm từ bê tông nhẹ và bê tông rỗng có cấp độ bền chịu nén từ B7,5 trở xuống thì chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn 20 mm, còn đối với các tấm tường ngoài (không có lớp trang trí) – không nhỏ hơn 25 mm. Trong các kết cấu một lớp làm từ bê tông tổ ong thì chiều dày lớp bê tông bảo vệ trong mọi trường hợp cần được lấy không nhỏ hơn 25 mm.
Đối với cấu kiện bê tông cốt thép ứng suất trước: xem mục 10.3.1.3 và 10.3.1.4 của TCVN 5584-2018.