TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6203:2012
ISO 3898:1997
CƠ SỞ ĐỂ THIẾT KẾ KẾT CẤU – CÁC KÝ HIỆU – KÝ HIỆU QUY ƯỚC CHUNG
Basic for structural design – Notations – General Symbols
Lời nói đầu
TCVN 6203:2012 thay thế TCVN 6203:1995 (ISO 3898:1987)
TCVN 6203:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 3898:1997.
TCVN 6203:2012 được chuyển đổi từ TCVN 6203:1995 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 6203:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CƠ SỞ ĐỂ THIẾT KẾ KẾT CẤU – CÁC KÝ HIỆU – KÝ HIỆU QUY ƯỚC CHUNG
Basic for design of structures – Notations – General Symbols
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định ký hiệu tiêu chuẩn dùng cho thiết kế kết cấu.
Tiêu chuẩn bao gồm các thuật ngữ chung cần thiết được áp dụng trong lĩnh vực này, trừ các thuật ngữ có liên quan đến vật liệu hoặc lĩnh vực kỹ thuật đặc biệt.
Tiêu chuẩn này chỉ biểu thị những ký hiệu được sử dụng mà không làm ảnh hưởng tới các định nghĩa đòi hỏi chính xác của mỗi thuật ngữ thuộc phạm vi các tiêu chuẩn khác.
Bảng 1 quy định các chỉ dẫn chung về sử dụng các kiểu chữ cái khác nhau. Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4 quy định những chữ cái, được dùng như một ký hiệu chính và ý nghĩa của các chữ cái đó. Bảng 5 quy định danh mục các ký hiệu đặc biệt và ký hiệu toán học. Bảng 6 quy định các chữ cái hoặc nhóm các chữ cái khi dùng làm ký hiệu phụ và ý nghĩa của chúng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài Iiệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6398- 0:1998, Đại lượng và đơn vị. Phần 0. Nguyên tắc chung
3. Xây dựng ký hiệu
Việc xây dựng một ký hiệu để thể hiện một đại lượng hoặc một thuật ngữ cho trước phải tiến hành những bước sau:
3.1. Chữ chính của ký hiệu phải được chọn từ các Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 hoặc Bảng 5 trên cơ sở xem xét cách sử dụng chính như đã nêu trong Bảng 1.
3.2. Các ký hiệu chữ để mô tả có thể được lựa chọn theo Bảng 6. Khi dùng các ký hiệu chữ khác thì phải có định nghĩa rõ ràng.
3.3. Chữ số có thể dùng làm ký hiệu phụ.
3.4. Khi có nhiều ký hiệu phụ dùng với ký hiệu chính, chúng phải được tách riêng bởi dấu phẩy hay dấu chấm phẩy để tránh nhầm lẫn.
3.5. Khi xây dựng ký hiệu để biểu thị hiệu quả của một công việc, các ký hiệu phụ đầu tiên phải biểu thị hiệu quả của công việc đó và các ký hiệu tiếp theo biểu thị tác động.
3.6. Khi không thể xảy ra nhầm lẫn thì có thể bỏ một số hay bỏ cả các ký hiệu phụ.
3.7. Khi không có quy định đặc biệt, dùng dấu dương (+) để chỉ ứng suất kéo, dấu âm (-) để chỉ ứng suất nén.
3.8. Về nguyên tắc sử dụng chữ in nghiêng, chữ đứng hay hình vẽ được áp dụng theo TCVN 6398-0: 1998.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng ký hiệu phụ như c, t (mười) để tránh phải dùng dấu ‘ (dấu phẩy).
…
Tải toàn bộ file word TCVN 6203:2012 tại đây
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Loại ký hiệu
3. Xây dựng ký hiệu
4. Các biện pháp phòng ngừa
Bảng 1 – Hướng dẫn dùng chữ để xây dựng ký hiệu
Bảng 3 – Chữ cái La tinh thường
Bảng 4 – Chữ cái Hy Lạp thường
Bảng 5 – Ký hiệu toán và ký hiệu đặc biệt
Bảng 6 – Các ký hiệu chữ chung – Chữ cái La tinh thường 1)