TCVN 9255:2012 Tính năng trong tòa nhà – Định nghĩa, diện tích và không gian

By | November 26, 2024

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9255:2012

ISO 9836:2011

TIÊU CHUẨN TÍNH NĂNG TRONG TÒA NHÀ – ĐỊNH NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ DIỆN TÍCH VÀ KHÔNG GIAN

Performance standards in building – Definition and calculation of area and space indicators

Lời nói đầu

TCVN 9255:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 9836:2011

TCVN 9255:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 339 : 2005 (ISO 9836 :1992) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9255:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TIÊU CHUẨN TÍNH NĂNG TRONG TÒA NHÀ – ĐỊNH NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ DIỆN TÍCH VÀ KHÔNG GIAN

Performance standards in building – Definition and calculation of area and space indicators

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các định nghĩa và phương pháp tính các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích.

Để đo diện tích bề mặt, tiêu chuẩn này sử dụng ba khái niệm về sự đo lường:

a) Khái niệm kích thước thông thủy và kích thước phủ bì được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới;

b) Phương pháp đo theo trục tim tường sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới;

c) Sự thay đổi của những phương pháp này tuân theo một số luật lệ quốc gia nhất định hoặc cho loại công trình đặc biệt.

Các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích định nghĩa trong tiêu chuẩn này được sử dụng trong thực tế để làm cơ sở cho việc đo các thông số khác nhau của tính năng công trình xây dựng, hoặc như một công cụ trợ giúp cho thiết kế. Nói cách khác, các chỉ số diện tích bề mặt và khối tích được sử dụng để đánh giá cho các chỉ tiêu về chức năng, kỹ thuật và kinh tế.

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thực hiện:

– Lập yêu cầu kỹ thuật cho các tính năng hình học của một tòa nhà và các không gian của nó (ví dụ: để thiết kế, lập các thủ tục mua bán… hoặc trong các luật lệ xây dựng khác khi phù hợp);

– Lập hồ sơ kỹ thuật có liên quan tới tính năng của tòa nhà, do người thiết kế, các nhà thầu và các nhà sản xuất lập ra;

– Tổng diện tích sàn không đảm bảo cho sự bố trí một không gian làm việc riêng biệt, đồ đạc nội thất, thiết bị hoặc khoảng lưu thông;

– Đánh giá, so sánh hoặc kiểm tra các đặc tính của tòa nhà có liên quan tới khả năng hình học.

Mặc dù vậy với những khái niệm đã nêu ở trên, sự thay đổi về phương pháp đo diện tích ở trên thế giới thường phụ thuộc vào từng quốc gia hoặc loại công trình. Trong thực tế không nhất thiết sử dụng tất cả phương pháp đo bởi vì không có khả năng xác định được các diện tích thực (ví dụ như phương pháp đo theo trục tim tường). Tiêu chuẩn này chỉ quy định duy nhất một phương pháp đo thường được sử dụng trong thực tế.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9254-1:2012 (ISO 6707-1:2004), Nhà và công trình dân dụng – Từ vựng – Phần 1: Thuật ngữ chung.

Xem chi tiết TCVN 9255:2012 tại đây

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa

4. Đơn vị đo

5. Phương pháp tính toán và danh mục các chỉ số tính năng hình học

5.1 Diện tích bề mặt

5.1.1 Nguyên tắc tính toán

5.1.2 Diện tích được che phủ

5.1.3 Tổng diện tích sàn

5.1.4 Diện tích sàn thông thủy

5.1.5 Diện tích sàn thực

5.1.6 Diện tích kết cấu

5.1.7 Diện tích sử dụng

5.1.8 Diện tích dịch vụ kỹ thuật

5.1.9 Diện tích giao thông

5.1.10 Diện tích bao che của tòa nhà

5.1.11 Diện tích xây dựng bị mất tối đa và Diện tích xây dựng bị mất thực

5.2 Khối tích

5.2.1 Nguyên tắc tính toán

5.2.2 Khối tích tổng của tòa nhà hoặc các phần của tòa nhà được bao quanh mọi phía

5.2.3 Khối tích tổng của tòa nhà hoặc các phần của tòa nhà không được bao quanh mọi phía đến hết chiều cao nhưng được che phủ

5.2.4 Khối tích tổng của tòa nhà hoặc phần nhà được bao quanh bởi các bộ phận nhưng không được che phủ

5.2.5 Khối tích thực

5.2.6 Khối tích thực phía trên diện tích sàn thông thủy

5.2.7 Khối tích thực phía trên diện tích sử dụng

5.2.8 Khối tích thực phía trên diện tích phục vụ

5.2.9 Khối tích thực phía trên diện tích giao thông

5.3 Ví dụ về các chỉ số

5.3.1 Chỉ số diện tích bề mặt

5.3.2 Chỉ số không gian

5.3.3 Chỉ số quan hệ giữa diện tích và khối tích