Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha dầm sàn sau khi đổ bê tông?

By | October 1, 2024

(Sotay365.com) – Khi nào được phép tháo dỡ cốp pha dầm sàn sau khi đổ bê tông? Điều kiện để tháo dỡ ván khuôn dầm sàn?

Đối với cốp pha hay ván khuôn dầm sàn thì gồm có 2 thành phần: chịu lực và không chịu lực sau khi bê tông đóng rắn. Cốp pha không chịu lực gồm ván khuôn thành dầm, thành bao quanh sàn. Cốp pha chịu lực gồm ván khuôn đáy dầm, đáy sàn.

Với ván khuôn không chịu lực:

  • Theo quy định tại mục 3.6.2 của TCVN 4453:1995 yêu cầu bê tông đạt cường độ > 50N/cm2.

Với ván khuôn chịu lực:

  • Theo quy định tại mục 3.6.3 của TCVN 4453:1995 yêu cầu nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng sau:
Loại kết cấu Cường độ bê tông tối thiếu cần đạt để tháo dỡ cốp pha, %R28 Thời gian bê tông đạt cường độ để tháo cốp pha ở các mùa và vùng khí hậu – bảo dưỡng bê tông theo TCVN 5592 : 1991, ngày
Bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m 50 7
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m 70 10
Bản, dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m 90 23

Chú thích:
1) Các trị số ghi trong bảng chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia.
2) Đối với các kết cấu có khẩu độ nhỏ hơn 2m, cường độ tối thiểu của bê tông đạt để tháo dỡ cốp pha là 50% R nhưng không được nhỏ hơn 80N/cm2.

  • Theo quy định tại mục 3.6.5 của TCVN 4453:1995, đối với ván khuôn dầm sàn toàn khối nhà nhiều tầng quy định trình tự tháo dỡ ván khuôn các tầng như sau:

a) Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;

b) Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống “an toàn” cách nha 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.