TCVN 3105:2022 – Tiêu chuẩn lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử bê tông

By | October 4, 2024

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3105:2022
HỖN HỢP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG – LẤY MẪU, CHẾ TẠO VÀ BẢO DƯỠNG MẪU THỬ
Fresh and hardened concrete – Sampling, making and curing of test specimens

Lời nói đầu
TCVN 3105:2022 thay thế TCVN 3105:1993.
TCVN 3105:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo GOST 10180-2012, Concretes – Methods for strength determination using reference specimens và GOST 10181-2014, Concrete mixtures – Methods of testing.
TCVN 3105:2022 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HỖN HỢP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG – LẤY MẪU, CHẾ TẠO VÀ BẢO DƯỠNG MẪU THỬ
Fresh and hardened concrete – Sampling, making and curing of test specimens

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu hỗn hợp bê tông, qui cách, kích thước, phương pháp chế tạo và bảo dưỡng mẫu bê tông các loại.
Đối với các loại bê tông đặc biệt (bê tông hốc rỗng, bê tông tổ ong, bê tông polystyren, bê tông tự lèn …) cần áp dụng kết hợp các quy định riêng khác nếu có.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3106:2022, Hỗn hợp bê tông – Phương pháp xác định độ sụt.
TCVN 3107:2022, Hỗn hợp bê tông – Phương pháp vebe xác định độ cứng.
TCVN 10303:2014, Bê tông – Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén.
TCVN 13051, Bê tông – Bê tông xi măng – Thuật ngữ và định nghĩa.
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa được nêu trong TCVN 13051.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Khuôn đúc mẫu được làm từ vật liệu không thấm nước, không phản ứng với hồ xi măng, có hình dạng và kích thước phù hợp để chế tạo các mẫu quy định tại Bảng 1 và đáp ứng các yêu cầu sau:
– Kích thước của khuôn không được sai lệch quá 0,5 % so với kích thước danh nghĩa;
– Khuôn phải không biến dạng trong quá trình tạo mẫu. Sau khi lắp ráp phải kín khít, các bề mặt tiếp xúc với bê tông phải phẳng nhẵn, khe hở giữa các chi tiết của khuôn không lớn hơn 0,2 mm, giữa vách ngăn bên trong (với khuôn kép) không lớn hơn 0,4 mm;
– Độ lệch góc vuông giữa các mặt kề nhau của khuôn lập phương và lăng trụ, giữa mặt đáy và đường sinh của khuôn trụ không lớn hơn ± 0,5 mm trên 100 mm dài;
– Sai lệch độ thẳng của đường sinh khuôn trụ không lớn hơn 0,06 mm trên 100 mm dài;
– Độ cong vênh của các mặt khuôn lập phương, lăng trụ và mặt đáy của khuôn trụ không lớn hơn 0,06 mm trên 100 mm dài.
4.2 Tủ bảo dưỡng hoặc buồng bảo dưỡng có thể duy trì được điều kiện nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ ẩm (95 ± 5) %.
4.3 Bàn rung (khi rung cùng khuôn chứa hỗn hợp bê tông) có tần số dao động thẳng đứng bằng (2900 ± 100) r/min; biên độ dao động thẳng đứng là (0,50 ± 0,05) mm; biên độ dao động ngang không lớn hơn 0,1 mm; chênh lệch biên độ dao động tại mép và tâm bàn rung không quá 20 %.
4.4 Đầm dùi có tần số dao động (7000 ± 200) r/min, có kích thước đầu rung phù hợp để làm chặt mẫu trong khuôn.

>> Tải toàn bộ TCVN 3105:2022 tại đây.