TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3112:2022
BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ĐỘ RỖNG
Hardened concrete – Test method for absolute density and porosity
Lời nói đầu
TCVN 3112:2022 thay thế TCVN 3112:1993.
TCVN 3112:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo GOST 12730.0-2020, Concretes – General requirements for methods of determination of density, moisture content, water absorptions porosity and watertightness, GOST 12730.1-2020, Concretes – Methods of determination of density và GOST 12730.4-2020, Concretes – Methods of determination of porosity parameters.
TCVN 3112:2022 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BÊ TÔNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ĐỘ RỖNG
Hardened concrete – Test method for absolute density and porosity
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng sử dụng bình pycnometer và độ rỗng của bê tông dựa trên khối lượng thể tích, độ hút nước và độ ẩm.
Phương pháp xác định khối lượng riêng sử dụng bình Le Chatelier được trình bày tại Phụ lục B.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thl áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bàn mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3105:2022, Hỗn hợp bê tông và bê tông – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3113:2022, Bê tông – Phương pháp xác định độ hút nước.
TCVN 3115:2022, Bê tông – Phương pháp xác định khối lượng thể tích.
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Khối lượng riêng (absolute density)
Tỷ lệ khối lượng bê tông trên thể tích thực của nó (không có các lỗ rỗng).
3.2 Khối lượng thể tích (density)
Tỷ lệ khối lượng bê tông trên tổng thể tích của nó (bao gồm các lỗ rỗng).
3.3 Thể tích thực (true volume)
Thể tích pha rắn của bê tông.
3.4 Độ rỗng toàn phần (total porosity)
Độ rỗng toàn phần là tỷ lệ thể tích các lỗ rỗng có trong bê tông trên tổng thể tích của nó.
3.5 Độ rỗng mao quản hở (open capillary porosity)
Tỷ lệ thể tích lỗ rỗng trong bê tông mà nước có thể chiếm chỗ khi bão hòa nước trên thể tích của nó.
3.6 Độ rỗng mao quản kín (close capillary porosity)
Tỷ lệ thể tích lỗ rỗng trong bê tông mà nước không thể chiếm chỗ khi bão hòa nước trên thể tích của nó.
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu thử
4.1 Bình pycnometer có dung tích 100 mL (xem Phụ lục A);
4.2 Cân có khả năng cân phù hợp và độ chính xác không lớn hơn 0,01 g;
4.3 Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, có khả năng sấy ở nhiệt độ (105 ± 5) °C;
4.4 Máy nghiền thô (hoặc thiết bị phù hợp) có thể đập hay nghiền mẫu đến cỡ hạt nhỏ hơn 1,25 mm;
4.5 Máy nghiền mịn có khả năng nghiền mẫu đến cỡ hạt nhỏ hơn 0,125 mm;
4.6 Bếp đun cách thủy (cách cát);
4.7 Sàng có kích thước 5,0 mm; 1,25 mm và 0,125 mm;
4.8 Bình hút ẩm;
4.9 Axít H2SO4 đậm đặc; CaCI2 khan;
4.10 Nước cất.
…
>> Chi tiết đọc tại TCVN 3112:2022 – “Bê tông – Phương pháp xác định khối lượng riêng và độ rỗng”