Về việc áp dụng các định mức dự toán xây dựng có quy định chiều cao khi lập dự toán xây dựng. Vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi khi lập dự toán xây dựng. Vậy thì áp dụng định mức như thế nào cho đúng?
Ví dụ: Tôi có một công trình cao 35m, khi chúng ta áp dụng các mã định mức dự toán xây dựng có quy định chiều cao thì áp dụng như thế?
Hướng dẫn sử dụng định mức 1776: “Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt <= 4m; <=16m; <=50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m”.
Trong phần hướng dẫn sử dụng định mức kèm theo quyết định số 1091/QĐ-BXD, số 1172/QĐ-BXD, số 588/QĐ-BXD, số 235/QĐ-BXD có ghi như sau: “Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt <= 4m; <=16m; <=50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m (chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình).”
Như vậy, trong trường hợp này khi áp dụng các định mức có liên quan đến chiều cao thì chúng ta áp dụng các mã quy định chiều cao <=50m. Không tách khối lượng của công trình để áp các mã định mức có chiều cao <=4m, <=16m và <=50m.
Nếu như giải trình của tôi chưa có tính thuyết phục thì các bạn có thể tham khảo công văn của Viện kinh tế của Bộ Xây dựng trả lời Công ty CP xây dựng số 9 – Link tải.