Sự khác biệt giữa sàn một phương và sàn hai phương

By | July 19, 2020

Sàn một phương là gì?

Sàn một phương (One Way Slab) là ô sàn chỉ được đỡ 2 cạnh đối xướng. Do đó, kết cấu chỉ làm việc theo một phương. Tổng tải được truyền trong phương vuông góc với dầm đỡ. Nếu ô sàn được đỡ cả bốn cạnh mà có tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn lớn hơn 2 thì ô sàn này cũng được xem là sàn một phương. Bỡi vì do sự khác biệt quá lớn về chiều dài nên tải trọng không truyền tới dầm theo phương cạnh ngắn. Thép chịu lực chỉ được bố trong một phượng của ô sàn.

Sàn một phương được đỡ bỡi 2 dầm

Sàn một phương được đỡ bỡi 2 dầm

Sàn một phương được đỡ bốn cạnh bằng dầm

Sàn một phương được đỡ bốn cạnh bằng dầm

Sàn hai phương là gì?

Sàn hai phương (Two Way Slab) là ô sàn được đỡ 4 cạnh, tỷ số cạnh dài và cạnh ngắn phải lớn hơn hoặc bằng 2. Trong  sàn 2 phương, tải trọng sẽ được truyền tới tất cả các dầm đỡ. Do đó, cốt thép chịu lực sẽ được bố trí cả 2 phượng của ô sàn.

Sàn hai phương, được đỡ bốn cạnh

Sàn hai phương

[table id=2 /]

Xác định nội lực của sàn một phương và sàn hai phương như thế nào?

Bạn có thể tham khảo một số tài liệu bê tông cốt thép. Tuy nhiên theo tôi thì có 2 phương pháp.

Cách 1: Phương pháp tra bảng. Tôi gọi đây là phương pháp truyền thống. Một số giáo trình bê tông cốt thép hiện nay như của Thầy Võ Bá Tầm, Thầy Nguyễn Đình Cống hay Sổ tay kết cấu của thầy Vũ Mạnh Hùng mang lại cho các bạn các bản tính cho ô bản đơn và ô bản liên tục. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, và thiên về an toàn. Nhược điểm là không kinh tế và không thể xác định được nội lực của một số ô sàn phức tạp.

Cách 2: Phương pháp phần tử hữu hạn. Hiện nay có một số phần mềm được lập trình theo phương pháp này như Sap2000, Etabs, Safe. Bạn có thể sử dụng một trong các phần mềm này để phân tích nội lực. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được sự làm việc đồng thời của toàn bộ kết và kính tế.