TCVN 9390:2012 – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu mối nối bằng dập ép ống

By | November 19, 2024

(Sotay365.com) – Ngày 27/12/2012 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 3560/QĐ-BKHCN về việc ban hành 23 Tiêu chuẩn Quốc gia, trong đó bao gồm “TCVN 9390:2012 – Thép cốt bê tông – Mối nối bằng dập ép ống – Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu”.

TCVN 9390:2012 được chuyển đổi từ TCXD 234:1999 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế, thi công và nghiệm thu mối nối cốt thép thanh vằn nhóm CB300-V, CB400-V, đường kính từ 18 mm đến 40 mm trong kết cấu bê tông cốt thép công trình dân dụng và công nghiệp.

Tiêu chuẩn không áp dụng cho những kết cấu làm việc ở môi trường nhiệt độ thấp hơn âm 20 oC và kết cấu có chỉ dẫn thiết kế riêng.

Quy định chung

Khi áp dụng tiêu chuẩn này cần đồng thời đảm bảo thỏa mãn những quy định trong các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác có liên quan.

Ứng dụng mối nối

1. Việc lựa chọn cấp tính năng của mối nối và phạm vi ứng dụng cần tuân theo các quy định sau:

a) Ở những bộ phận kết cấu bê tông cốt thép có yêu cầu tận dụng triệt để cường độ cốt thép, hoặc ở những bộ phận kết cấu bê tông cốt thép có yêu cầu tương đối cao đối với tính biến dạng của mối nối, thì dùng mối nối cấp A;

b) Ở những bộ phận kết cấu bê tông cốt thép không có yêu cầu tận dụng triệt để cường độ cốt thép, hoặc ở những bộ phận kết cấu bê tông cốt thép có yêu cầu không cao đối với tính biến dạng của mối nối, có thể dùng mối nối cấp B.

2. Khoảng cách thông thủy theo chiều ngang giữa các mối nối không nhỏ hơn 25 mm. Lớp bê tông bảo vệ kết cấu có mối nối dập ép tuân theo TCVN 5574:1991

3. Bố trí các mối nối cần so le nhau. Tại vị trí mặt cắt ngang kết cấu bê tông cốt thép hoặc trong đoạn nhỏ hơn 35 x d, diện tích mặt cắt ngang cốt thép chịu lực có mối nối không nên vượt quá 50 % diện tích mặt cắt ngang toàn bộ cốt thép chịu lực.

4. Có thể bố trí mối nối không so le trong trường hợp đặt thép theo cấu tạo (không cần tính toán) hoặc trong trường hợp cốt thép được sử dụng chưa quá 50 % khả năng chịu lực của chúng.

5. Khi thiết kế mối nối dập ép và thiết kế xây dựng công trình có thể sử dụng các thông số công nghệ ở Phụ lục D của Tiêu chuẩn này.

>> Tải toàn bộ TCVN 9390:2012 tại đây./.