TCVN 6084:2012 về Bản vẽ xây dựng – Thể hiện cốt thép bê tông

By | December 16, 2024

Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN 6084:2012 về Bản vẽ xây dựng – Thể hiện cốt thép bê tông.

TCVN 6084:2012 thay thế TCVN 6084:1995 và TCVN 5898:1995.

TCVN 6084:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 3766:2003.

TCVN 6084:2012 được chuyển đổi từ TCVN 6084:1995 và TCVN 5898:1995 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 6084:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định cách thể hiện đơn giản cốt thép bê tông và đặc tính của cốt thép trong bê tông cốt thép và bê tông ứng lực trước áp dụng trong bản vẽ xây dựng. Tiêu chuẩn này còn quy định cách thể hiện bảng thống kê các thanh cốt thép, bao gồm:

– Phương pháp ghi kích thước;

– Hệ thống mã số các dạng thanh;

– Bảng thống kê các dạng thanh thông dụng;

– Bảng thống kê kiểu uốn và chỗ uốn.

Yêu cầu về bản vẽ cốt thép:

Các phần về xây dựng cung cấp những kích thước chính, cốt thép bê tông và tất cả các phần của chúng được thể hiện một cách chính xác và rõ ràng trên bản vẽ mặt bằng, hình chiếu đứng và mặt cắt theo tỷ lệ: Các thể hiện phải phù hợp với các chỉ dẫn tính toán kết cấu bao gồm tất cả kích thước cần thiết của bộ phận xây dựng và thẩm định tính toán yêu cầu.

Các bản vẽ được sử dụng cho sản phẩm ngoài công trường và tại nhà máy sản xuất không nêu trong quy định này.

Việc tham khảo sẽ thực hiện ở bản vẽ phụ kiện. Đối với bản vẽ sửa đổi sau đó thì mọi bản vẽ có liên quan đều phải sửa đổi như vậy.

Tất cả những đặc điểm sau đây (thông tin chung và thông tin vị trí) của các thanh cốt thép sẽ được nêu trên bản vẽ:

– Cấp cường độ bê tông theo yêu cầu, cấp phơi lộ và những yêu cầu khác đối với bê tông được nêu trong các tiêu chuẩn viện dẫn;

– Loại thép chịu lực và thép dự ứng lực được nêu trong các tiêu chuẩn viện dẫn;

– Số hiệu, số thanh, đường kính, định dạng và vị trí của các thanh cốt thép, khoảng cách giữa các thanh và độ dài chồng lên nhau tại mối nối; cách bố trí, kích thước và sự mở rộng điểm hàn do nối với bản kim loại, vị trí khe co dãn bê tông;

– Loại hệ thống ứng lực trước, số, loại và vị trí của bó cốt thép; số, loại và vị trí của bó cốt thép neo và chỗ nối bó cốt thép; số hiệu, số, đường kính, dạng thanh cốt thép và vị trí của phụ kiện cốt thép của bê tông không ứng suất trước; loại và đường kính của các ống bao; các đặc tính của chất trám xâm nhập;

– Các phép đo để đảm bảo vị trí của cốt thép bê tông và các bó cốt thép (ví dụ: loại và cách bố trí các bệ kê thanh cốt thép, cũng như cách bố trí, kích thước và dạng của gối tựa cho lớp cốt thép bên trên và các bó cốt thép);

– Kích thước của lớp cv xuất phát từ kích thước danh nghĩa cnom của lớp phủ bê tông, cũng như dung sai cho phép Dc của lớp phủ bê tông;

– Mở rộng mối nối;

– Các phép đo đặc biệt để đảm bảo chất lượng, nếu cần thiết.

Những thông tin sau đây về chỗ uốn của thanh cốt thép phải đưa lên bản vẽ hoặc những tài liệu riêng biệt như là một phụ lục về thanh cốt thép:

– Nếu hệ thống mã định dạng áp dụng theo 6.3 của Tiêu chuẩn này thì hình dạng của chỗ uốn các thanh cốt thép được gắn các số hình dạng chính xác, vì vậy không cần trình bày sơ đồ theo đúng tỷ lệ;

– Chiều dài đơn, chiều dài của tiết diện và nếu có, các góc uốn của thanh cốt thép phải được chỉ rõ (để phân loại các dạng chỗ uốn. Bảng 5 của Tiêu chuẩn này đã kê ra từng trường hợp, viện dẫn các dụng cụ uốn thép phải được thể hiện trên bản vẽ);

– Đường kính của các dụng cụ uốn thép.

Dung sai trong chế tạo được kể đến trong việc xác định kích thước của các cấu kiện cốt thép nhằm đạt được lớp phủ bê tông cần thiết trong sản phẩm chế sẵn.

Xem chi tiết TCVN 6084:2012 tại đây

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Yêu cầu về bản vẽ cốt thép

4. Thông tin cần tìm và cách trình bày

4.1. Cốt thép thông thường

5. Dấu hiệu nhận diện

6. Thông tin về chỗ uốn của cốt thép thông thường

6.1. Quy định chung

6.2. Chỉ dẫn về dạng thanh cốt thép

6.3. Hệ mã thanh (không bắt buộc)

7. Bảng thống kê cốt thép

7.1. Quy định chung

7.2. Bảng thống kê dạng

7.3. Bảng thống kê chỗ uốn

7.4. Bảng thống kê tổng hợp

7.5. Khung tên

Phụ lục A