Hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng

By | July 19, 2020

Hồ sơ quản lý chất lượng bao gồm:

1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện… (có danh mục bản vẽ kèm theo).
2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện …
3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện …do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện , cấp nước , cấp gaz … do nơi sản xuất cấp .
5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây lắp kèm theo).
7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải).
8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.
10. Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).
11. Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc, lưu lượng giếng, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng …).
12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại…
13. Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công
trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay… ).
14. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
15. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình, hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình.
16. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
– Cấp điện;
– Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
– Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp thoát nước;
– Phòng cháy chữa cháy, nổ;
– Chống sét;
– Bảo vệ môi trường;
– An toàn lao động, an toàn vận hành;
– Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
– Chỉ giới đất xây dựng;
– Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông)
– An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);
– Thông tin liên lạc (nếu có).
17. Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình (nếu có).
18. Bản kê các thay đổ so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt (nếu có).
19. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
20. Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình, hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có).
21. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.
22. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.

Như vậy, tôi đã giới thiệu tới các anh chị nội dung của một bộ hồ sơ quản lý chất lượng đối với dự án xây dựng. Còn đối với công trình nhà phố biệt thự thì sao? Làm thế nào để anh chị quản lý chất lượng căn nhà của mình? Nếu anh chị không có năng lực về xây dựng thì rất khó thực hiện công tác quản lý này và dẫn đến kết quả công trình kém chất lượng. Khi đưa vào sử dụng thì xảy ra rất nhiều sự cố hư hỏng như nứt tường sàn, thấm dột sàn toilet ban công…. Theo tôi, nếu anh chị đã có quyết định xây nhà mới hay sửa chửa nâng cấp nhà thì anh chị nên thuê một đơn vị tư vấn riêng hoặc một Kỹ Sư Xây Dựng. Người này sẽ thay mặt anh chị kiểm tra quản lý nhà thầu thi công trong suốt quá trình xây dựng theo đúng bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành.